Đồ thờ bằng đồng là một trong những sản phẩm không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên của các gia đình Việt. Tuy nhiên, đi kèm với sự ưa chuộng đó, nhiều nhóm người đã làm giả các món đồ thờ đúc đồng một cách tinh vi, khiến cho gia chủ không thể phân biệt được và mua nhầm hàng kém chất lượng với giá cao. Vậy, cần làm gì để tránh mua phải hàng giả? Hãy cùng đến với bài viết dưới đây để tìm hiểu 5 cách phân biệt mà bạn có thể tham khảo.
1. Đáy đồ đồng nhìn cũ nhưng thân lại mới
Những món đồ thờ bằng đồng cổ xưa mà có phần trên bóng loáng và không vết trầy xước nào thì thật đáng ngờ. Bạn cần xem kỹ để biết được ở vật đó có sự chắp vá gì hay không. Thường thì người gian sẽ phun một lớp men phủ lên nhằm che đậy vết giáp nối, nhưng nhìn một cách tỉ mỉ vẫn có thể phát hiện được.
Thông thường, người ta sẽ lật mặt đáy của một món đồ để biết nó có phải vật cổ hay không, nhưng chính điều này lại là cách khiến kẻ gian lợi dụng để lừa đảo người chủ quan. Vì thế, hãy cần thận khi mua nhé!
2. Giả mạo dấu vết của biển
Không chỉ riêng đồ thờ, nhiều vật bằng đồng cũng được người gian giả mạo đồ cổ để có thể bán thuận lợi với giá cực cao. Trong đó, việc ngụy trang cho một cổ vật những vết tích của biển sâu như hào bám, rong rêu hay trầm tích sẽ khiến người mua dễ dàng tin tưởng.
Chỉ cần người gian ngâm đồ mới xuống biển, ao hồ khoảng vài tháng rồi vớt lên thì đã thành công “ngụy trang” cho đồ đồng, vì thế bạn không nên chỉ quan tâm điều này. Hãy kiểm tra kỹ hoa văn và nét vẽ cùng một số yếu tố khác để đi đến kết luận liệu vật đó có phải đồ cổ hay không.
3. Đồ đồng có vẻ ngoài cổ xưa nhưng lại được trang trí mới
Những đồ đồng cổ được phát hiện dưới lòng đất hay dưới biển thường sẽ bị mất đi vẻ đẹp vốn có, thậm chí phai màu và mờ đi một số họa tiết. Vì thế, những kẻ gian sẽ nhân cơ hội này sẽ lại hoặc họa theo những đường nét cũ còn trên đồ vật. Điều này sẽ giúp họ bán được sản phẩm với giá cao hơn vì khiến người mua nghĩ là đồ cổ tốt.
Bạn có thể phát hiện điểm này bằng cách để ý kỹ họa tiết của món đồ. Màu sắc và trang trí được thêm mới sẽ có những điểm khác biệt so với màu sắc và trang trí vốn có của cổ vật. Cùng với đó, hoa văn cùng nét bút của người xưa cũng có phần khác biệt so với ngày nay.
4. Lợi dụng quan niệm đồ cổ phải có bọt khí và kim gút
Nhiều người quan niệm, đồ cổ cần phải có bọt khí và kim gút. Chính điểm này đã khiến cho người gian nắm bắt và “đi theo thời đại”, dùng bọt khí và kim gút để lấy lòng tin từ người mua.
Bạn có nên nhẹ dạ cả tin và chỉ vì những yếu tố phụ này mà bỏ một số tiền lớn ra để mua về. Điều nãy chỉ khiến bạn mua phải đồ giả và trúng kế bọn gian thương mà thôi.
5. Làm cho men càng lạc tinh
Người chơi đồ đồng cổ thường truyền tai nhau rằng, men càng lạc tinh thì đồ đó càng lâu đời vì người xưa đã sử dụng và lau chùi nhiều lần. Tuy nhiên, bọn làm giả đồ cổ cũng có thể làm cho lạc tinh bằng nhiều cách, như phun cát, chà sát bằng giấy nhám, thậm chí ngâm axit. Bạn có thể nhận biết liệu vật có ngâm qua axit hay không bằng cách ngửi chúng.
Đó là cách phân biệt đồ đồng, đồ thờ bằng đồng cổ thật với loại giả mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng bài viết sẽ đem lại cho bạn nhiều thông tin hữu ích trong quá trình tìm kiếm thông tin!
Trả lời